Tao Đàn Năm Xưa

Tùy Bút Âm Nhạc

Hoàng Thư, Hồ Điệp, Tô Kiều Ngân và Đinh Hùng

Một Luồng Gió Mới

Từ nhỏ tôi đã có cái tính mê những gì có vần, có điệu. Mấy bài thơ và ca dao trong sách tập đọc là thứ tôi thuộc nằm lòng. Cái máu mê này chắc là từ huyết quản của má tôi truyền sang. Thế hệ ba má tôi ở miền Bắc, nhiều người không đọc chữ được nhưng lại có thể mở miệng là ứng khẩu ra thơ lục bát. Má tôi cũng vậy, chưa từng được đi học ngày nào, nhưng bà thuộc nhiều thành ngữ, tục ngữ, thơ của các ông cậu và thuộc cả nhiều đoạn trong truyện Kiều. Mỗi lần ‘đọc thơ’ cho tụi tôi nghe, bà đâu có đọc như bình thường mà lên xuống giọng rất là điệu nghệ, gần như nói sử trong Chèo hay nói lối trong Cải Lương vậy. Từ mê vần, mê điệu, tôi dần dần thành đứa mê hát, mê ngâm. Bởi vậy, những khi được nghe các nghệ sĩ ngâm thơ với đờn sáo phụ họa thiệt sự là những giây phút thần tiên trong thời tuổi nhỏ của tôi.

Duyên Bắc Tình Nam Trong Tiếng Thơ

Chương trình Tao Đàn là nơi tụ hội của những danh tài thơ nhạc từ ba miền: Đinh Hùng (nhà thơ), Thanh Nam (nhà thơ), Hồ Điệp (ngâm), Thái Hằng (ngâm), Ngọc Bích (piano), Phạm Đình Chương (piano), Ngô Nhật Thanh (đờn bầu) … từ đất Bắc, Tô Kiều Ngân (ngâm, sáo), Hồng Vân (ngâm), Vĩnh Phan (đờn tranh, tỳ bà), Bửu Lộc (đờn tranh, tỳ bà)… từ xứ Huế, Nguyễn Đình Nghĩa (sáo) từ Đà Lạt, và Đoàn Yên Linh (ngâm), Hoàng Oanh (ngâm) từ miền Nam. Có lẽ sự hội tụ của các nghệ sĩ từ nhiều miền khác nhau trên đất Sài Gòn đã tạo cơ hội cho họ cùng nhau góp sức tạo nên một phong cách ngâm mới kết hợp các yếu tố ngôn ngữ và âm nhạc từ nhiều miền trên đất nước.

Lối ngâm thơ Tao Đàn có ba đặc điểm chính:

  • Thường phát âm theo giọng Bắc, nhưng cũng có thể phát âm theo giọng địa phương.
  • Giai điệu lấy hơi Oán của nhạc miền Nam làm cốt lõi.
  • Căn bản là Oán nhưng các nghệ sĩ thường khéo léo pha thêm chút ít hơi Nam nhạc Huế và Bồng Mạc.

Phát âm theo giọng Bắc: Cũng như các ca sĩ tân nhạc cùng thời, các giọng ngâm trong Chương trình Tao Đàn dùng giọng Bắc trong phát âm từ ngữ. Đây là điều tự nhiên đối với những người gốc Bắc, nhưng các giọng ngâm người gốc miền Trung (Tô Kiều Ngân, Hồng Vân) hay miền Nam (Đoàn Yên Linh, Hoàng Oanh), họ cũng phát âm theo giọng Bắc rất tự nhiên. Tô Kiều Ngân và Hồng Vân cũng ngâm một số bài với phát âm giọng Huế (nhất là các bài thơ về Huế).

Những Giọng Ngâm, Tiếng Đờn, Câu Sáo Năm Xưa

Từ trái sang: Tô Kiều Ngân, Lữ Liên, Vĩnh Phan và Ngô Nhật Thanh
Nguyễn Đình Nghĩa
Vạn Lý Tình (thơ Huy Cận), Hồ Điệp ngâm

Xin Hãy Yêu Tôi (thơ Đinh Hùng), Hồ Điệp ngâm

Tràng Giang (thơ Huy Cận), Hồng Vân ngâm Tao Đàn giọng Huế có pha Bắc

Một Mùa Đông, thơ Lưu Trọng Lư, Quang Minh ngâm

Màu Tím Hoa Sim (thơ Hữu Loan), Tô Kiều Ngân ngâm, phát âm giọng Huế

Áo Lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa), Tô Kiều Ngân ngâm, phát âm giọng Bắc

Giục Giã (thơ Xuân Diệu), Hồ Điệp ngâm

Cố Nhân (thơ Hoàng Phong Linh), Hồ Điệp ngâm

Giọng Huế (thơ Tô Kiều Ngân), tác giả ngâm

Ngâm thơ là nghệ thuật rất thanh tao mà cũng phóng khoáng vì có ẩn chứa sự tự do: Không chỉ trong nhịp điệu mà còn ở việc tận dụng nhiều cung bậc. Có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng chỉ ngâm thuần một lối từ đầu tới cuối. Mỗi hơi thường chỉ có vài mẫu giai điệu lập đi lập lại, cho nên khi ngâm bài thơ dài hay các truyện thơ một số nghệ sĩ có khuynh hướng chuyển đổi hơi/điệu cho phong phú. Cách đổi hơi cũng tuỳ nội dung bài thơ, cũng tuỳ phong cách và kinh nghiệm riêng của từng người. Đặc tính này cũng như pha hơi/chuyển hơi trong nhạc Tài Tử/Cải Lương, hay chuyển cung trong nhạc Tây phương.

Bên Kia Sông Đuống (thơ Hoàng Cầm), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm

Lối ngâm Tao Đàn không chỉ giới hạn trong Chương trình Tao Đàn hay trong sinh hoạt thơ văn, mà còn được giới nghệ sĩ vài soạn giả Cải Lương mở rộng tấm lòng tiếp nhận. Thật vậy, chất giọng Ca Trù thanh tao nhỏ nhẹ của cô Hồ Điệp khi nhập vô hồn nhạc miền Nam đã thành ra một thứ “lai” vô cùng đặc sắc và quyến rũ làm cho một nghệ sĩ trẻ nghe cô ngâm mà thao thức nhiều đêm để suy nghĩ ra một nét nhạc mới cho Cải Lương. Người này chính là danh ca Thanh Hải.

Trích bản Vọng Cổ Hoa Mộc Lan của Soạn giả Viễn Châu xuất bản năm 1963 (Nguồn: cailuongso.com)

Tự Tình Dưới Hoa (thơ Đinh Hùng), Bảo Cường ngâm

Nhớ Nhung (thơ Nguyễn Ngọc René), Vân Khánh ngâm

Hành Phương Nam (thơ Nguyễn Bính), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm

Hồ Trường (thơ Nguyễn Bá Trác), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm
  • Chữ Tao Đàn vốn là tên của hội thơ đời nhà Lê, ban ngâm thơ ở đài Sài Gòn chỉ mượn chữ đó để đặt tên cho chương trình mà thôi.
  • Trong chương trình Tao Đàn, các nhà thơ người gốc Bắc, và các giọng ngâm cũng người miền Bắc, nên họ cũng chỉ ngâm theo lối ngâm thơ cổ (như trong Chèo và Ca Trù), chủ yếu là Sa Mạc.
  • Sau này lối ngâm thơ của chương trình Tao Đàn (tức chỉ là ngâm Sa mạc) được đưa vào trong các vở Cải Lương trước và đặc biệt sau 1975, cho nên mọi người cứ nghĩ là có điệu ngâm mới, thật ra không có cái gọi là  lối “Ngâm Tao Đàn”.
  • Cô Hồ Điệp ngâm trọn bộ Truyện Kiều cũng chỉ với lối Sa Mạc và Bồng Mạc.

Bình Ngô Đại Cáo (Trích đoạn) (Nguyễn Trãi), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm

Trưng Nữ Vương (thơ Ngân Giang), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm

Chính Khí Việt (thơ Lý Đông A), Tôn Nữ Lệ Ba ngâm

Bài Ca Ngư Phủ (thơ Vũ Hoàng Chương), Hoàng Thư ngâm

Hai Chiều Ly Biệt (soạn giả Thu An)

Ông Lão Chèo Đò (Viễn Châu), Phước Bến Tre ca


https://thanhnien.vn/sai-gon-chuyen-doi-cua-pho-chuong-trinh-ngam-tho-tao-dan-185626276.htm